Trẻ em cũng giống như biết bao nhiêu người khác, không phải lúc nào cũng thích tuân lời người khác. Thực ra ở tuổi đó, các bé cần có người dạy cho cách chú ý đến nhiều vấn đề.
Khi không lắng nghe, tức là con bạn đang chú ý đấy (nên không phải lúc nào bạn cũng cằn nhằn, bực dọc với con được). Nhưng nếu biết lắng nghe sẽ giúp cho con bạn học bài hiệu quả hơn, hoặc nhận ra được những dấu hiệu nguy hiểm, có thể hiểu được ý của bạn, ý của giáo viên, ý người khác và kết bạn dễ hơn. Có rất nhiều cách để dạy cho trẻ nhiều kỹ năng cần thiết để trở thành một người biết lắng nghe.
Dạy trẻ từ nhỏ không phải là sớm vì ông bà ta thường nói "Dạy con từ thuở còn thơ... " mà. Trẻ đang tập đi có thể sẽ không nghe lời bằng những em lên 5 tuổi vì càng lớn trẻ càng ý thức được vị trí của mình, thế nhưng các em vẫn có những kỹ năng này. Con bạn sẽ nghe kỹ hơn nhiều nếu bạn ngồi sát con trong bữa ăn sáng và nhắc con ăn hết tô phở, hoặc khi đến giờ ngủ bạn chỉ cần nhẹ nhàng nhắc nhở cho biết bé biết rằng bạn chuẩn bị tắt đèn.
Cần dạy con một cách dứt khoát, đơn giản và thể hiện quyền hành rõ ràng. (Ảnh: GettyImages)
Cần dứt khoát và rõ ràng.
Cần dạy con một cách dứt khoát, đơn giản và thể hiện quyền hành rõ ràng. Con bạn sẽ chán hoặc nổi cáu nếu bạn cứ lải nhải mãi về một vấn đề. Đừng ra lệnh một cách dài lê thê như "Ngoài trời lạnh lắm, con đang bị ốm, mẹ muốn con mặc áo ấm vào trước khi đi mua đồ chơi", rồi lát sau lại gào lên "Tai điếc hay sao mà không nghe, mặc áo ấm vào, muốn ăn đòn đấy hả?". Ngoài ra cũng đừng diễn đạt một vấn đề giống như một câu hỏi nếu thực sự con bạn không được phép chọn lựa như "Xe đến rồi, lên xe đi con", câu này có lẽ tác động mạnh hơn câu "Lên xe chứ con?"
Nên diễn đạt những điều bạn muốn nói một cách rõ ràng, không được dọa nạt hay hứa với trẻ những điều mà bạn không thể thực hiện. Nếu bạn nói với đứa con 2 tuổi của mình "Sau khi ăn cơm tối xong, con phải uống một ly sữa nhỏ ngay không thì quên mất!", đừng tán gẫu trong vòng 5 phút sau đó mà nên để thời gian đó để trẻ uống nước cam chẳng hạn. Bạn có thể nhắc nhở con rằng nếu lộn xộn mẹ sẽ cộng thêm giờ, nên cộng thêm giờ khi trẻ trì hoãn. Bố mẹ phải cùng nhau chia sẻ và tôn trọng những nguyên tắc đã đề ra, để không ai làm hỏng những nguyên tắc đó.
Ngoài ra, phải thực hiện dứt khoát. Đừng bao giờ la hét con "Đừng băng qua đường!" đến 5 lần trước khi con bạn chú ý đến bạn. Tương tự, đừng để rơi vào tình trạng truyền đạt không được dứt khoát, không có tính thúc giục như "Để cái ly lên bàn", lặp đi lặp lại trước khi muốn con mình làm theo. Chỉ cho con nhẹ nhàng đặt cái ly lên bàn, có như thế con bạn mới biết rõ được bạn muốn nó làm gì.
Củng cố những điều mình muốn nói
Đằng sau một câu nói có thể có nhiều điều mà mình muốn nhắn gửi, nhất là nếu bạn đang cố kéo con mình ra khỏi những hoạt động cuốn hút con mình. Nên nhắc nhở thường xuyên "Đến giờ đi ngủ rồi con" và nhấp nháy đèn để ra hiệu, hoặc ra hiệu bằng cách đặt tay lên vai con, nhẹ nhàng tách nó ra khỏi những trò chơi đang lôi cuốn nó và đưa con về giường, kéo màn xuống, vỗ vào gối ra hiệu.
Báo cho biết trước
Cho con biết trước khi thay đổi quyết định, nhất là nếu nó đang chơi vui vẻ với các bạn hay với đồ chơi. Trước khi bạn chuẩn bị đi đâu, nên cho con biết: "Mẹ đi công chuyện một lát, khi nào mẹ về thì con phải dọn dẹp đồ chơi, đi rửa tay và rửa mặt cho sạch sẽ".
Lời hướng dẫn phải thực tế
Nếu bạn nói với đứa con 2 tuổi của mình là cất đồ chơi đi, thì ngay lúc đó cháu sẽ ngơ ngác nhìn quanh phòng và thắc mắc: "Mẹ nói con gì ạ?". Do đó phải nói cụ thể cái gì, vật gì, việc gì một cách thực tế rõ ràng, ví dụ như: "Con cất cái hộp màu vàng đi". Sau đó mới bảo con cất tiếp cái hộp màu xanh chẳng hạn.
Động viên
Ra lệnh cho con bằng cách la hét, hù doạ có thể sẽ có hiệu quả ngay, nhưng dĩ nhiên chẳng có ai muốn làm như thế. Hầu hết trẻ em đều có những phản ứng tích cực khi bạn cư xử với con một cách khôi hài vui vẻ bằng một giọng nói có vẻ ngờ nghệch hay một bài hát nào đó để truyền tải những điều mình muốn nói. Bạn có thể hát đại một giai điệu nào đó như "Hổng dám đâu em còn phải học bài" hoặc có thể nói với con rằng nếu con ngoan thì mẹ sẽ mua cho con một bộ đồ ngủ mới, chứ đừng nói "Không học rồi mai mốt ngu dốt, không ai thèm chơi..." hoặc "Con phải đánh răng nếu không mấy con sâu sẽ ăn thủng răng của con đấy" hoặc hét toáng lên "Đánh răng mau". Phải có lời khen mỗi khi bé làm giỏi, làm tốt như "Cục cưng của mẹ ngoan quá! Cho mẹ thơm một cái nào!".
Để cho con biết lắng nghe thì bạn phải biết cách khôi hài, phải yêu thương và tin tưởng ở con mình, vì trẻ sẽ cảm nhận được rằng bạn đang yêu thương và quan tâm đến trẻ. Đây là một khía cạnh quan trọng đòi hỏi phải có thực sự. Những hướng dẫn trung thực, nhưng dứt khoát không có nghĩa là bạn phải gắt gỏng. Những điều bạn muốn nói với con nếu kèm theo một nụ cười hay ôm con vào lòng luôn có sức mạnh dễ thuyết phục hơn. Nếu được như thế con bạn sẽ nhận ra rằng cần phải chú ý và làm theo những hướng dẫn của bạn là đúng.
Hãy là một người luôn có hành vi tốt
Những trẻ chưa đến tuổi đi học sẽ trở thành những người biết vâng lời hơn nếu các bé thấy bạn cũng là người biết vâng lời. Hãy tạo thói quen biết lắng nghe con mình một cách tôn trọng giống như bạn lắng nghe người khác. Nên nhìn vào con mỗi khi con nói chuyện với bạn, lịch sự đáp lại, và không được ngắt lời mà để cho con nói hết rồi mới đáp lại. Trong khi con đang nói chuyện với bạn thì đừng nên quay mặt đi chỗ khác hay tự ý bỏ đi.
Nguồn: Webtretho